Nội dung này được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2019 tại Bộ luật Lao động năm 2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Theo đó, Điều 118 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động. Trong trường hợp sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.
Đây là quy đinh hoàn toàn mới so với hiện hành tại Bộ luật Lao động năm 2012. Cụ thể, Điều 119 Bộ luật Lao động năm 2012 chỉ quy định người sử dụng lao động nếu có từ 10 người lao động trở lên mới phải có nội quy lao động bằng văn bản.
Từ 2021, tất cả doanh nghiệp phải ban hành nội quy lao động (Ảnh minh họa)
Không chỉ vậy, về nội quy lao động, Bộ luật Lao động năm 2019 cũng bổ sung thêm nhiều nội dung so với quy định hiện nay như:
- Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;
- Trách nhiệm vật chất;
- Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
Đồng thời, không chỉ khi ban hành và khi sửa đổi, bổ sung nội dung lao động, người sử dụng lao động cũng phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
̣(Nguồn:Luatvietnam)