Cách Phân Biệt 242 Ngắn Hạn và Dài Hạn ?

11/30/2020 - 15070 lượt xem.
Phân biệt chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn khi trình bày trên bảng cân đối kế toán?

Trong danh mục hệ thống tài khoản theo TT200 chỉ có tài khoản 242 “Chi phí trả trước”. Nhưng khi trình bay báo cáo tài chính theo TT200 thì được tách ra làm 2 dòng trên Bảng cân đối kế toán như sau:

+ Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong khoảng thời gian không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước ngắn hạn” là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 242 “Chi phí trả trước”.
+ Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời hạn trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước; Lợi thế thương mại và lợi thế kinh doanh còn chưa phân bổ vào chi phí tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào vào chỉ tiêu “Chi phí trả trước dài hạn” là số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 242 “Chi phí trả trước”. Doanh nghiệp không phải tái phân loại chi phí trả trước dài hạn thành chi phí trả trước ngắn hạn.

Vậy câu hỏi đặt ra làm sao tách bạch được đâu là ngắn hạn và đâu là dài hạn khi trình bày trên bảng cân đối kế toán cho đúng của khoản mục chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn.


§  Theo như Văn bản số 12568/BTC-CĐKT ngày 9 tháng 9 năm 2015 như sau:
12. Về chi phí trả trước
Đối với khoản mục chi phí trả trước thì việc phân loại ngắn hạn và dài hạn căn cứ vào kỳ hạn gốc của từng khoản chi phí trả trước mà không căn cứ vào kỳ hạn còn lại để phân loại ngắn hạn, dài hạn. (Không tái phân loại chi phí trả trước dài hạn thành ngắn hạn).

Ví dụ: Cty Mua laptop trị giá 20 triệu vào ngày 1/5/2015 với thời gian phân bổ 15 tháng. Vậy đến thời hạn lập báo cáo tài chính là ngày 31/12/2015 thì máy Laptop này với thời gian còn lại phân bổ là 7 tháng . Nhưng thời gian gốc phân bổ là 15 tháng. Do đó máy laptop này vẫn được trình bày là Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)

( Nguồn : ketoanantam)
Tags: